Khoa Tiểu học - Mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên thành lập tháng 9 năm 1998 cùng với hai khoa Tự nhiên và Xã hội đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của nhà trường. Đó là việc nâng cấp trường từ THSP thành CĐSP.
Khoa Tiểu học - Mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên thành lập tháng 9 năm 1998 cùng với hai khoa Tự nhiên và Xã hội đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của nhà trường. Đó là việc nâng cấp trường từ THSP thành CĐSP. Từ đó đến nay, khoa không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Năm 2003, do có sự sắp xếp về cơ cấu tổ chức, tổ Mầm non của trường được sát nhập vào khoa Tiểu học thành khoa Tiểu học - Mầm non.
Với đặc thù như vậy, sứ mệnh của khoa là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học, mầm non có trình độ trung cấp và cao đẳng sư phạm, phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục của địa phương và các tỉnh lân cận, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, khoa còn là một bộ phận quan trọng của nhà trường trong công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế , trao đổi kinh nghiệm, thực hiện các dự án liên kết đào tạo, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên cũng như chất lượng học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội
Từ 1998 đến nay, khoa Tiều học - Mầm non đã tham gia đào tạo hàng chục nghìn giáo viên mầm non, tiểu học đảm bảo chất lượng, được các đơn vị sử dụng nhân lực trong và ngoài tỉnh đánh giá cao, khẳng định được vị thế và thương hiệu của nhà trường.
Những năm gần đây, trong xu thế chung của đất nước và của ngành giáo dục, khoa Tiểu học - Mầm non không ngừng vươn lên về mọi mặt. Đội ngũ giáo viên được tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Chương trình đào tạo được xây dựng theo tinh thần đổi mới, đặc biệt chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao kiến thức chuyên môn và kĩ năng sư phạm cho học sinh, sinh viên; coi trọng khả năng tự học, tự nghiên cứu, phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng lực vận dụng tri thức vào hoạt đông thực tiễn một cách có hiệu quả.
Công tác nghiên cứu khoa học được coi là nhiệm vụ trọng tâm thứ hai sau hoạt động chuyên môn của trường sư phạm. Do đó, khoa không ngừng nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, đặc biệt là tính ứng dụng của các đề tài. Trong tiến trình chung đó, khoa Tiểu học - Mầm non trường CĐSP Thái Nguyên đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của giáo dục địa phương và của ngành.
Ban chủ nhiệm khoa qua các thời kì:
1. Giai đoạntừ năm 1998 đến năm 2009
* Từ năm 1998 - 2001:
Trưởng khoa: Ths Nguyễn Thị Minh Lý
Phó Trưởng Khoa: Ths Dương Thị Đặt
* Từ năm 2001 - 2009:
Trưởng khoa: Ths Dương Thị Đặt
Phó Trưởng Khoa: Ths Dương Thị Thanh Bình
2. Giai đoạn từ năm 2009 đến 5/2015
Trưởng khoa: Ths. Dương Thị Thanh Bình; ĐT : 0915212667
Phó Trưởng khoa: Ths Lê Thị Ngọc Lan; ĐT: 0915215256
3. Giai đoạn từ tháng 5/2015 đến 12/2016
Quyền Trưởng khoa: Ths Lê Thị Ngọc Lan; ĐT: 0915215256
Phó Trưởng khoa: Ths Hà Thị Phương Bắc; ĐT:
4. Giai đoạn từ tháng 12/2016 đến nay năm 2018
Trưởng khoa: Ths Hà Thị Phương Bắc; ĐT: 0972097818
Phó Trưởng khoa: Ths Lưu Hồng Dung; ĐT: 0963908389
Cơ cấu tổ chức của khoa Tiểu học - Mầm non (tính đến nay 2018)
Tổng số giảng viên: 19 Thạc sĩ: 16 Đang học NCS: 02 Cử nhân: 01
Học hàm /học vị
|
Số lượng
|
Giảng viên chính
|
7
|
Thạc sĩ
|
16
|
NCS
|
02
|
Cử nhân
|
01 |
Nhiệm vụ của khoa:
Khoa Tiểu học - Mầm non có những nhiệm vụ cơ bản sau:
1/ Đào tạo và giảng dạy
- Giảng dạy các chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (đối với các môn nghệ thuật).
- Lập kế hoạch xây dựng và phát triển chiến lược của khoa.
- Xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của ngành GDMN, GDTH và các chuyên ngành khác do khoa giảng dạy.
- Cụ thể hoá mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo của nhà trường cho từng chuyên ngành trong khoa.
- Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo cho các chuyên ngành thuộc khoa Tiểu học - Mầm non.
2/ Nghiên cứu khoa học
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học của khoa.
- Tổ chức các hội thảo khoa học, báo cáo chuyên đề thuộc các chuyên ngành của khoa.
3/ Quản lý nguồn nhân lực
- Quản lý đội ngũ giảng viên của khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.
- Xây dựng kế hoạch nhân sự của khoa, tham gia vào công tác tuyển dụng giảng viên.
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển đội ngũ giảng viên kế cận.
- Phối hợp đánh giá công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
- Quản lý học sinh, sinh viên, giáo dục đạo đức tình cảm nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ cho học sinh, sinh viên.